Cá Betta làm tổ bọt | bên trong tổ bọt cá betta có gì ? | Cách xem tổ bọt betta có trứng hay chưa ?

Một cái nhìn bên trong tổ bọt
Victoria Parnell – http://www.bettysplendens.com/a-look-inside-the-bubblenest.html

Tổ bọt luôn nằm ngay đó, ở vị trí hàng đầu trong danh sách truyền thuyết về cá betta. Được biết, việc làm tổ bọt (bubblenesting) là hình thức sinh sản cổ xưa nhất ở những loài Betta, dẫu những thành viên nhất định thuộc họ Betta từng tiến hóa thành loài ấp miệng (mouthbrooders), có lẽ nhằm phản ứng trước kẻ săn mồi và sự gia tăng dòng chảy khiến việc làm tổ bọt là bất khả. Bạn có thể dễ dàng nhận ra bước tiến hóa này khi quan sát cá B. splendens đực tạm thời đớp trứng và cá bột vào miệng mỗi khi chúng cảm thấy bị đe dọa.

[IMG]

Cá betta đực xây tổ bọt của mình bằng cách hớp không khí từ mặt nước và tạo ra những bọt khí chắc chắn từ nước bọt của mình, mà nó chứa những protein đặc biệt dính (adhesion) vốn góp phần vào tuổi thọ và sự vững chắc của bọt khí. Cá bột sinh ra với những tế bào kết dính đặc biệt vốn phân bố từ đầu cho đến thân trước (anterior trunks) của chúng, điều giúp chúng không bị rơi khỏi tổ.

Ngoài tự nhiên, cá betta đực bắt đầu xây tổ ngay khi chúng vừa đạt tuổi thiếu niên (adolescence), khoảng từ 8 đến 12 tuần tuổi. Người nuôi cá cũng chứng kiến việc này, khi họ thấy những con cá đực nhỏ xíu, mới lên lọ, xây những cái tổ bọt đầu tiên của mình. Ngoài tự nhiên, những cá đực đầu đàn và lớn nhất là những con hấp dẫn các đối tác sinh sản, vì vậy cá betta hoang dã có lẽ không bắt đầu việc sinh sản cho đến khi chúng thực sự trưởng thành, dẫu những cá đực non có khả năng làm vậy từ rất sớm.

Trước hết, cá đực sẽ khẳng định lãnh thổ thông qua việc đe dọa hay chiến đấu thực sự. Địa điểm ưa chuộng nhất thuộc về những con đực lớn và mạnh nhất, ở ngoài tầm những kẻ săn mồi và với che phủ bề mặt tốt. Những cá đực nhỏ hơn thường thất bại trong các nỗ lực sinh sản đầu tiên của chúng vì địa điểm làm tổ nguy hiểm, hơn là vì vụng về hay thiếu kinh nghiệm, nhưng cũng tùy hoàn cảnh. Với lãnh thổ đủ điều kiện, thì thậm chí một cá đực rất non cũng chọn vị trí làm tổ bọt dựa trên tiêu chí (criteria) khiến nó an toàn trước kẻ săn mồi, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố khác.

Hầu hết các tay chơi-nhà lai tạo đều quen thuộc với ý tưởng rằng cá betta đực thích xây tổ của mình bên dưới những vật nổi. Ngoài tự nhiên, điều này thể hiện một phản ứng bản năng với môi trường, bởi vật nổi trên bề mặt sẽ mang lại sự bảo vệ trước mưa và gió, cũng như mái che thích hợp để giữ cá bột an toàn. Điều từng được chứng tỏ rằng tổ bọt tự nó hấp dẫn trùng cỏ, vốn không nghi ngờ gì, trở thành nguồn thức ăn đầu tiên cho cá bột khi chúng tiêu thụ hết túi noãn hoàng của mình và dần dần lấy vị trí bơi ngang.

Ngay khi một cá đực khẳng định hay chiếm được một lãnh thổ mới, nó sẽ bắt đầu việc xây tổ. Trong thời gian này, nó sẽ dụ những cá cái vốn có thể đi vào lãnh thổ cũng như xua đuổi đối thủ. Khi nó không tương tác với đồng loại hay kiếm ăn, nó tập trung chủ yếu vào việc xây tổ. Dựa trên quan sát, một con cá đực sẽ không đi quá xa khỏi vị trí tổ của mình và nhìn chung, sẽ không chủ động ra ngoài săn cá cái. Chính những con cá cái thành thục sinh sản mới là những kẻ vào ra các vùng lãnh thổ, kiểm tra tổ và đánh giá cá đực cho đến khi chúng tìm thấy một trường hợp mà mình ưng thuận. Cá đực sẽ dụ dỗ bất kỳ cá cái nào đi vào lãnh thổ của nó, và nếu nàng không ưng thuận trước sự đeo bám của chàng, thì nó sẽ đuổi nàng đi. Cá cái tiến lại tổ theo tư thế chúc-đầu điển hình một khi chúng sẵn sàng đẻ trứng, và sinh sản diễn ra như bình thường. Mặc dù một cá đực thường đánh đuổi bất kỳ con betta nào khác, cả đực lẫn cái, trong khi đang sinh sản, có báo cáo tại phòng nuôi cá rằng những cá đực nhất định sẽ giao phối với hai cá cái đồng thời, luân phiên cuốn (embrace) giữa hai con. (Một trong những người chứng kiến lưu ý rằng cá cái không bất động từ việc cuốn sẽ ăn trứng của mái kia khi chúng được phóng thích nếu cá đực không gom chúng kịp thời).

Khi việc sinh sản hoàn tất, cá cái sẽ rời xa tổ, nhưng sẽ luôn ở vùng lân cận một thời gian. Cá đực sẽ thể hiện hành vi hậu-sinh sản bằng việc tuần tra khu vực của mình và xua đuổi những kẻ xâm nhập, nhưng ở nơi rộng rãi thuộc địa bàn tự nhiên của cá betta, thật dễ để cá cái sẽ tránh được những tấn công này. Cần nghiên cứu sâu hơn về chủ đề tại sao cá cái lưu lại [gần tổ], nhưng có giả thiết rằng nàng ở lại cách vị trí tổ một đoạn để đề phòng sự cố, nếu điều gì xảy ra cho cá đực hay nó bỏ rơi tổ, thì nàng có thể chăm sóc trứng và cá bột. Cũng thật thú vị để ghi nhận rằng, mặc dù cá đực sẽ xua đuổi bạn tình nếu nó phát hiện nàng trong khu vực của mình, nó thể hiện mức độ hung dữ với nàng ít hơn nhiều so với những cá cái khác, và với cá đực.

Cá đực sẽ tiếp tục sửa sang và gia cố tổ của mình, nhưng hiện giờ nó có thêm trách nhiệm với lứa trứng và sau này, cá bột mới nở. Có sự khác biệt về hành vi vốn thay đổi tùy mỗi cá thể, khi một số cá đực hiếm khi rời tổ và số khác liên tục rời đi một lúc để kiểm tra xem có kẻ xâm nhập hay không. Cả hai loại đều tấn công dữ dội cá betta khác vốn đi vào vào lãnh thổ của mình. Cá đực sẽ không chủ động tìm kiếm thức ăn trong thời kỳ chăm sóc (vigil) của mình, nhưng nếu thức ăn tự xuất hiện dễ dàng trước mắt thì nó sẽ ăn. Một chiến hữu lai tạo đã giả thiết rằng cá đực hoang có thể có nhiều cá bột, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, từ những mái khác nhau trên tổ bọt của mình. Điều này dựa trên một thí nghiệm mà tôi thực hiện trong cuộc sinh sản có kiểm soát (controlled spawn) với một đực và hai cái. Sau khi sinh sản với một cá cái đầu, không con nào được bắt ra. Ngày hôm sau, cá đực được thấy đang sinh sản với cá cái thứ nhì. Sau khi sinh sản hoàn tất, cả hai cá cái được bắt ra bởi vì bầy cá bột là quan trọng đối với tôi. Tuy nhiên, tôi đi đến kết luận rằng thí nghiệm đó là bất thường bởi vì sự hung dữ tự nhiên của cá đực đối với những kẻ xâm nhập trong quá trình chăm sóc sẽ ngăn cản cá cái khác tiếp cận tổ. Nếu điều này xảy ra ngoài tự nhiên thì tôi nghĩ nó phải diễn ra ngay lập tức sau đợt sinh sản đầu, bởi vì các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ hung dữ của cá đực với những kẻ xâm nhập tăng đột biến khi cá bột trong tổ của nó lớn lên.

[IMG]
Tổ bọt điển hình trong lọ nuôi

Sự hiện diện của một tổ bọt trong hồ nuôi cá đực chưa-sinh sản thường được liên hệ với sức khỏe và tình trạng chung, và là một dấu hiệu cho thấy cá đực đã xác định một lãnh thổ và chuẩn bị, cả về thể chất lẫn tinh thần, để sinh sản. Một số cá đực không-đầu đàn (non-dominant) dường như không bao giờ nhả bọt trong lọ của chúng, nhưng sẽ làm tổ khi được kè với một cá cái trong tình trạng sinh sản. Bố trí sinh sản điển hình trong hồ nuôi tự nó là phi tự nhiên đối với cá betta, bởi vì cá đực không được trao một cơ hội để tranh giành lãnh thổ và bắt đầu nhả bọt trước khi thấy cá mái. Trong nhiều trường hợp, cá đực được kè rất hạn chế với cá betta khác trước khi được giới thiệu với bạn tình tương lai của mình trong hồ ép. Việc này có thể tạo ra hành vi sinh sản bất thường, bao gồm tổn thương quá mức với cá cái, thất bại trong việc xây tổ, và ăn trứng và cá bột. Một nhà lai tạo vốn gặp những vấn đề trong quá khứ với loại cá đực này được khuyên đưa cá vào hồ ép khoảng một tuần trước khi thả cá cái, cho nó ăn đầy đủ, và để nó kè với những con betta khác, cả đực lẫn cái, trong khoảng một giờ mỗi ngày. Một khi nó có một tổ bọt tốt, bạn có thể giới thiệu bạn tình dự định vào hồ, bảo vệ bằng ống khói (chimney) hay tấm ngăn. Cho cả hai ăn đầy đủ, và khi cá cái trở nên căng tròn và có dấu hiệu sắp đẻ, nhẹ nhàng hút và thay một nửa nước hồ (cẩn thận không làm hư tổ bọt) và thả cá cái ra. Việc sinh sản thường diễn ra suôn sẻ sau đó.

[IMG]
Tổ bọt với trứng

Có rất nhiều thắc mắc về mục đích của tổ bọt và sự cần thiết của nó đối với sự phát triển của cá bột. Giả thiết đầu tiên đó là cá bột cần ở gần mặt nước để bóng khí (swim bladder) phát triển phù hợp, và từng nghe nói rằng cá bột vốn thể hiện rối loạn bóng khí sau này (những con đôi khi được gọi là “té” hay “nhảy”) là những con không ở đủ gần mặt nước trong giai đoạn chủ chốt của sự phát triển bóng khí. Tuy nhiên, tôi chưa hề gặp vấn đề này, và tôi từng chứng kiến những bầy mà cá đực đã không thu hồi cá bột bị rơi xuống đáy hồ, vẫn phát triển thành những con trưởng thành mạnh và khỏe mà không có vấn đề bóng khí. Cá bột dường như chỉ nằm dưới đáy cho đến khi chúng có thể bơi ngang và rời khỏi vị trí tổ. Tôi cho rằng mục đích của tổ bọt có lẽ là để bảo vệ bầy con thì đúng hơn, bởi vì cá đực không phải rời khỏi tổ để lấy không khí cần thiết từ bề mặt. Tổ bọt cũng thu hút trùng cỏ, vốn trở thành thức ăn đầu tiên cho cá bột. Cá bột sẽ rời khỏi tổ để tìm kiếm thức ăn ngay khi chúng bắt đầu bơi tự do, nhưng cá đực sẽ tiếp tục cố giữ chúng ở khu vực gần tổ, thường bằng cách bơi quanh quẩn và thu hoạch chúng bằng miệng, rồi nhả chúng về tổ. Dựa trên kỹ thuật ép đẻ của tôi vốn để cá cha với cá bột lâu dài, tôi tin rằng cá betta bột hoang có lẽ ở dưới sự bảo vệ của cha chúng trong lãnh thổ riêng của nó cho đến khi chúng quá lớn để bị ăn thịt bởi những con betta khác. Ngay khi cá bột rời tổ, cá đực sẽ lại bắt đầu dụ dỗ cá cái mới. Một khi nó có một bầy mới để chăm sóc, nó sẽ ngưng việc cố thu hồi và trông nom bầy cá trước của mình.

Vì vậy như bạn có thể thấy, tổ bọt, dường như chẳng phức tạp gì, lại có một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi phương diện về hành vi và tương tác của cá betta. Từ hấp dẫn bạn tình, qua chăm sóc cá bột, đến địa vị xã hội của chính cá đực, mà cái tổ bọt nhỏ xíu nằm ở góc hồ betta của bạn là một biểu hiện lý thú và đa-diện của tự nhiên.

 nguồn diendancacanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.