NHÓM – Đơn Sắc Betta | Solid Betta

NHÓM – ĐƠN SẮC

dsc08914 maxresdefault 8-type-of-betta-fish-by-pattern-types royal-blue-black-head-28 dtfyhnou0amipuq aebe0a0aaa84dee98a96eb806774e22d 56140521_1168527623327701_6466779507075317760_n c50446b4282d6aad4ec08eaec87d60e6-pretty-fish-beautiful-fish hm1079-fulll-mask-solid-steel-blue-halfmoon-2 betta-super-black-hmpk-5
Nguồn: diendancacanh.com

Betta đơn sắc chỉ có một màu duy nhất trên thân và các vây, và chỉ với một tông màu (shade). Có hai phân nhóm chính: Đơn sắc Nền sẫm và Đơn sắc Nền nhạt. Những phân nhóm này lại được chia thành các Thể loại riêng dành cho mỗi màu. Cá betta đơn sắc lý tưởng không được lẫn màu nào khác ngoài màu mà nó được phân loại (ngoại trừ ở mắt và mang). Bên cạnh các đặc điểm chung, quan tâm chính của các trọng tài trong việc đánh giá cá betta là độ đồng nhất, mật độ và bản chất của màu sắc. Trong một số trường hợp, một tông màu nhất định được ưa chuộng hơn và sẽ được nhấn mạnh. Một số Chỉ dẫn sẽ giải thích cách phân loại các “tông” của một màu chính, nhưng không bao gồm các tông màu lỡ cỡ. Các trọng tài phải đưa ra quyết định về tông màu. Độ tương phản thấp là yếu tố quan trọng đối với tất cả cá betta đơn sắc. Màu sắc phải được đánh giá bằng cách soi đèn pin trực tiếp lên cá. Đèn pin không được gắn kính lọc màu, cũng như không được đánh giá màu sắc bằng cách chiếu đèn pin lên vây từ phía sau. Cách này được chấp nhận khi truy tìm nhiễm màu “lặn”, nhưng không dùng để đánh giá màu sắc. Hãy đảm bảo rằng đèn đủ sáng để việc đánh giá màu được chính xác.

ĐẶC ĐIỂM NHÓM – Màu đơn sắc
Việc thiếu màu đơn sắc bị coi là lỗi loại.

PHÂN NHÓM – ĐƠN SẮC NỀN SẪM]
Thuật ngữ “nền sẫm” ám chỉ đến lớp sắc tố đen nằm bên dưới lớp màu ngoài. Tên màu có thể nhầm lẫn. Chẳng hạn, ĐỎ thường được coi là màu “sẫm” – có nghĩa, màu không chỉ ĐỎ, mà phải ĐỎ VỚI LỚP NỀN SẪM khiến cá có màu “sẫm”. Một con betta đỏ không có lớp nền sẫm bên dưới sẽ được xếp vào phân nhóm “Đơn sắc Nền nhạt”. LƯU Ý: Trong vài năm gần đây, dòng cá đỏ không có lớp sắc tố đen bên dưới xuất hiện. Những con betta này được đem trưng bày và gia cố sắc tố đỏ, khiến cho việc nhận biết lớp nền sẫm trở nên khó khăn vì bề ngoài có màu “sẫm”. LOẠI MÀU ĐỎ NÀY LÀ MỘT NGOẠI LỆ TẠM THỜI ĐỐI VỚI YÊU CẦU VỀ LỚP NỀN SẮC TỐ ĐEN CỦA PHÂN NHÓM ĐƠN SẮC NỀN SẪM, VÀ CÓ THỂ TRƯNG BÀY Ở LỚP ĐỎ HIỆN HỮU.

Lỗi chung ở cá betta đơn sắc nền sẫm:
Màu sắc không thích hợp ở phân nhóm này (tức phân nhóm nền sẫm) sẽ bị coi là lỗi dù chúng xuất hiện với bất kỳ cấp độ nào. Các nguyên tắc xác định lỗi được mô tả như dưới đây:
— Màu nhạt là lỗi ở phân nhóm nền sẫm.
— Màu ánh kim là lỗi ở ngành không ánh kim.
— Nếu dính màu thứ hai – màu càng tương phản thì lỗi càng nặng.
— Màu thứ hai càng dính nhiều thì lỗi càng nặng.

ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM = NỀN SẪM
Việc thiếu lớp nền sẫm bị coi là lỗi loại

NGÀNH – KHÔNG ÁNH KIM
—Phân Ngành – Không Opaque
——THỂ LOẠI – ĐỎ
Màu đỏ càng tươi càng tốt. Các trọng tài sẽ đánh giá chất lượng màu sắc và độ đồng nhất rất khắt khe. Màu đỏ từng là màu phổ biến nhất trong phân nhóm đơn sắc nền sẫm. Cá betta có màu đỏ tươi toàn thân cho đến vây được đánh giá cao. Bởi vì màu đỏ vừa không ánh kim lẫn không opaque nên dù dính một ít ánh kim (kể cả metallic) hay opaque cũng làm giảm chất lượng một cách đáng kể. Dính bất cứ màu nào ngoài màu đỏ đều bị coi là lỗi tùy mức độ theo tiêu chuẩn đánh giá về màu sắc của IBC.

Hình ảnh

***NGOẠI LỆ TẠM THỜI ĐỐI VỚI PHÂN NHÓM ĐƠN SẮC NỀN SẪM

PHÂN NHÓM = ĐƠN SẮC NỀN NHẠT
Có một ngoại lệ tạm thời đối với cá betta đỏ nền nhạt gần đạt màu đỏ lý tưởng và hiện được phép tham gia vào lớp đỏ. Cá càng gần với màu đỏ lý tưởng, nếu những đặc điểm khác đều tương đương, thì sẽ được đánh giá cao hơn. Những con cá đỏ với màu nhị sắc nền nhạt rõ rệt sẽ được liệt vào nhóm nhị sắc.[/B]

NGÀNH – KHÔNG ÁNH KIM
—Phân Ngành – Không Opaque
——THỂ LOẠI – ĐỎ
Tương tự như những con betta đỏ phát triển từ dòng cá nền sẫm, cá đỏ cũng được phát triển từ dòng cá nhị sắc nền nhạt (cambodian). Những con cá này không có lớp nền sẫm bên dưới và đầu thường có màu kem hay màu thịt thay vì màu đỏ trong khi betta đỏ nền sẫm có màu sẫm hay oliu. Ngoài đặc điểm này, cá đỏ nền nhạt rất khó phân biệt với cá đỏ nền sẫm. Tương tự như màu vàng và cam, các trọng tài cần hết sức lưu ý đến độ tương phản thấp giữa thân và các vây – bằng không cá sẽ bị loại và tái phân loại vào nhóm nhị sắc.

Hình ảnh

Lỗi về màu ở cá betta đỏ:
1. Kỳ trắng (lỗi rất nhẹ)
2. Màu không lên đến vây ngực (lỗi rất nhẹ)
3. Vảy đen (lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào nhóm nhị sắc trong trường hợp nghiêm trọng).
4. Màu thân hơi nhạt hơn màu vây (lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào nhóm nhị sắc trong trường hợp nghiêm trọng).
5. Viền vây đen (lỗi nhẹ)
6. Đầu có màu kem hay màu thịt ((lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng)
7. Viền vây trong suốt hay có sọc (lỗi nhẹ)
8. Dính màu vàng hay cam (lỗi nặng)
9. Các chấm, đốm hay vệt đen (lỗi nặng)
10. Dính màu ánh kim (lỗi nặng nếu chỉ dính ở một vài tia vây hay vảy)
11. Dính màu ánh kim (lỗi nghiêm trọng – nếu dính quá nhiều, trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào nhóm đa sắc)
12. Dính màu ánh kim metallic (lỗi nghiêm trọng nếu chỉ dính ở một vài tia vây hay vảy)
13. Dính opaque (bị loại; nếu chỉ dính ở kỳ thì lỗi nghiêm trọng)

NGÀNH – KHÔNG ÁNH KIM
—Phân Ngành – Không Opaque
——THỂ LOẠI – ĐEN
Màu đen lý tưởng phải dày và đậm như những con “molly đen”. Khác với màu xanh, màu đen là loại màu đơn sắc nền sậm ít hoàn hảo nhất. Đa phần nguyên nhân là vì cá cái đen bị vô sinh. Một số dòng cá lai với cá cái xanh thép và do đó, không có gì ngạc nhiên, khiến cho cá đen bị dính ánh kim. Đây là điều rất không may bởi vì màu đen, theo định nghĩa về ngành là màu không ánh kim. Cũng như với màu đỏ, việc dính màu ánh kim hay opaque là vấn đề nghiêm trọng.

Bởi vì việc dính màu ánh kim là hậu quả của vấn đề lai tạo, sự hiện diện của màu xanh thép không bị đánh giá nặng như ở cá đỏ.

LƯU Ý: dòng mới phát triển gần đây (2003) kết hợp giữa Đen Chính Hiệu (True Black) với Đen Viền (Black Lace) tạo ra những con cá cái “melano” có khả năng sinh sản. Dòng cá này được gọi là Đen Đôi “Double Black”.

Phân loại (subtype) — Đen Chính Hiệu (True Black)
Màu đen càng sẫm như “hắc ín” càng tốt – thường được gọi là “melano”. Dòng cá này thường có màu đen sẫm như mong muốn trên các vây nhưng thân lại nhiễm màu ánh kim. Đây là lỗi mà mức độ phụ thuộc vào loại màu ánh kim và độ nhiễm của chúng.

Hình ảnh
Suporn Khuhom
Phân loại (subtype) — Đen Viền (Black Lace)
Kelson Say
Cá betta đen với màng vây trong mờ. Loại cá đen này không bằng những loại khác.

Phân loại (subtype) — Đen Đôi (Double Black)
Như tất cả những loại cá đen, màu đen càng sẫm như “hắc ín” mà không dính màu ánh kim trên thân và vây càng tốt.

Hình ảnh

Lỗi về màu ở cá betta đen:
1. Kỳ trắng (lỗi rất nhẹ)
2. Màu không lên đến vây ngực (lỗi rất nhẹ)
3. Vây nhiễm đỏ (lỗi nhẹ, nếu bị nhiều thì lỗi nặng; trọng tài nên cân nhắc việc tái phân loại vào nhóm đa sắc hay bướm trong trường hợp nghiêm trọng)
4. Viền vây trong suốt hay có sọc (lỗi nhẹ – nếu nhiều thì lỗi nặng)
5. Dính màu xanh thép (lỗi nặng – nếu nhiều, nên chuyển sang nhóm nhị sắc)
6. Dính màu xanh lục hay xanh dương (lỗi nghiêm trọng – nếu nhiều, nên chuyển sang nhóm nhị sắc hay đa sắc nếu không đều)
7. Dính màu ánh kim metallic (lỗi nghiêm trọng – nếu nhiều, nên chuyển sang nhóm nhị sắc hay đa sắc nếu không đều). Dính màu metallic còn thể hiện dưới dạng những đốm vàng trên nền đen.
8. Dính “rỉ sét” (lỗi nghiêm trọng nhưng phải lộ rõ)
9. Dính opaque (bị loại; trừ phi chỉ dính ở kỳ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.