Cách để Nhận biết cá betta mắc bệnh
Có nhiều dấu hiệu cho thấy cá betta mắc bệnh, từ dáng điệu lờ đờ cho đến những đốm trắng trên mình cá. Ngay khi nghi ngờ một con cá betta mắc bệnh, bạn nên tách nó ra khỏi những con cá khác, vì nhiều loại bệnh có thể lây nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua thuốc chữa bệnh cho cá betta ở tiệm bán cá cảnh. Nếu không tìm được ở các cửa hàng, bạn có thể mua trên mạng.
1
Chú ý các dấu hiệu cho thấy cá betta không khỏe
-
1Quan sát hiện tượng cá bị bạc màu. Khi cá betta mắc bệnh, màu sắc của cá có thể sẽ nhạt đi, thậm chí mất màu hoàn toàn.[3]
-
2
-
3Quan sát bộ dạng lờ đờ của cá. Nếu cá betta bị bệnh, mức hoạt động của cá sẽ giảm xuống và không còn năng động như thường ngày. Chuyển động của cá sẽ chậm lại.[6]
- Một dấu hiệu nữa là cá sẽ hay nép dưới đáy bể hơn thường lệ.[7]
- Trang thái lờ đờ của cá có thể là do nhiệt độ trong nước quá thấp hay quá cao gây ra, vì vậy bạn cần đảm bảo nhiệt độ trong nước phải ở mức thích hợp.
-
4Chú ý đến thói quen ăn của cá betta. Khi mắc một số bệnh nào đó, cá có thể bỏ ăn hoàn toàn. Nếu cá betta có vẻ như không muốn ăn, có lẽ nó đã bị bệnh.[8]
-
5Kiểm tra các vết đốm. Tìm các đốm trắng nhỏ, đặc biệt ở quanh đầu và miệng cá. Triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của một số loại ký sinh trùng, có tên là ich.[9]
-
6Phát hiện các về đề hô hấp ở cá. Việc kiểm tra vấn đề hô hấp ở cá nghe khá lạ lùng, tuy nhiên, nếu cá betta liên tục ngoi lên mặt nước để lấy không khí thì đó là một dấu hiệu không bình thường.[10]
- Cá betta cũng thỉnh thoảng bơi lên mặt nước để thở, nhưng nếu cứ liên tục như vậy thì không ổn.
-
7Quan sát hành vi cọ hoặc gãi của cá. Nếu bạn thấy cá betta cọ mình vào thành bể thì có thể đó một dấu hiệu không tốt. Tương tự như vậy, nếu cá cố gắng cọ vào cây cối hoặc các đồ vật trong bể thì có thể nó đã bị bệnh.[11]
-
8Tìm các triệu chứng thể chất khác. Mắt lồi có thể là một dấu hiệu của bệnh. Bạn hãy chú ý xem mắt của cá có lồi lên không.[12]
2
Xử lý bệnh táo bón
-
1Kiểm tra các dấu hiệu sưng phồng. Nếu cá betta đột nhiên bị sưng lên, có lẽ nó bị táo bón. Bạn phải sớm chữa căn bệnh này cho cá.[15]
-
2Ngừng cho cá ăn thức ăn bình thường trong nhiều ngày. Việc đầu tiên để chữa táo bón là ngừng cho cá ăn chế độ bình thường trong vài ngày. Như vậy cá sẽ có thời gian tiêu hóa và đào thải thức ăn ra khỏi cơ thể.[16]
-
3
-
4Không cho cá ăn quá nhiều. Táo bón thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang cho cá betta ăn quá nhiều. Vì vậy, khi cá bắt đầu ăn lại, bạn nên cho ăn ít hơn trước.[19]
3
Chẩn đoán bệnh thối vây/đuôi và nhiễm nấm
-
1Để ý đến hiện tượng vây và đuôi cá bị rách.[20] Bệnh này có thể chỉ ảnh hưởng đến đuôi hoặc vây, tuy nhiên vẫn khiến cá trông tả tơi.[21]
- Lưu ý rằng một số giống cá đuôi dài như cá betta bán nguyệt sẽ cắn vây của chúng khi vây trở nên quá nặng. Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến các triệu chứng khác của bệnh ngoài hiện tượng vây rách.
- Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến hiện tượng sậm màu ở chóp đuôi.[22]
-
2Quan sát các mảng nhiễm nấm màu trắng. Bạn thường có thể nhận ra bệnh này bằng những mảng màu trắng trên mình cá. Vây cá cũng có thể dính hoặc cá chậm chạp hơn bình thường. Mặc dù bệnh nhiễm nấm khác với bệnh thối vây, nhưng cách điều trị thì cũng tương tự.[23]
-
3Thay nước. Bước đầu tiên là thay nước bể cá. Tất nhiên là bạn cần chuyển cá sang bể khác khi thay nước. Bệnh này thường phát triển trong nước bẩn, vì vậy bạn cần cung cấp nước sạch cho cá.[24] Bạn cũng nên làm vệ sinh bể trước khi thả cá trở lại bể.[25]
- Cách tốt nhất để làm sạch bể cá là sử dụng dung dịch thuốc tẩy pha với nước theo tỷ lệ 1:20. Để hỗn hợp thuốc tẩy trong bể trong một tiếng. Bạn có thể ngâm cây giả trong dung dịch, nhưng không ngâm đá hoặc sỏi, vì có thể chúng ngấm thuốc tẩy.[26]
- Nhớ rửa lại bể nhiều lần sau khi làm sạch bằng thuốc tẩy.
- Đối với đá sỏi trong bể cá, bạn nên nướng ở nhiệt độ 232 độ C trong một tiếng. Để nguội trước khi đặt lại vào bể.[27]
-
4Dùng thuốc. Bạn sẽ chữa cho cá betta bằng thuốc tetracycline hoặc ampicillin cho vào nước. Lượng thuốc cho vào bể tùy thuộc kích cỡ của bể; đọc hướng dẫn trên bào bì thuốc.[28]
-
5Lặp lại quá trình điều trị. Thay nước ít nhất 3 ngày một lần. Cho thêm thuốc sau mỗi lần thay nước. Chỉ ngừng sử dụng thuốc khi bạn thấy vây cá có vẻ như đã mọc lại; quá trình này có thể mất một tháng.[31]
- Với bệnh nhiễm nấm, bạn hãy quan sát xem các mảng màu trắng và các triệu chứng khác đã biến mất chưa. Khi đó bạn có thể xử lý bể bằng Bettazing hoặc Bettamax để diệt trừ nấm.[32]
4
Điều trị bệnh velvet
-
1Chiếu đèn pin vào cá. Có một cách để quan sát bệnh velvet là chiếu ánh sáng vào cá. Ánh sáng sẽ giúp bạn nhìn thấy ánh lấp lánh màu vàng hoặc màu rỉ sét trên vẩy cá do bệnh này gây ra. Cá betta cũng sẽ có các triệu chứng khác, ví dụ như lờ đờ, chán ăn và cọ mình vào thành bể hoặc các món đồ trang trí trong bể. Vây của cá cũng có thể khép sát vào mình cá.[33]
- Loại ký sinh trùng này có thể được ngăn ngừa bằng cách thêm muối cá cảnh (aquarium salt) và chất làm mềm nước vào bể định kỳ.[34] Pha 1 thìa cà phê muối cho 10 lít nước. Bạn có thể nhỏ 1 giọt chất làm mềm nước vào mỗi 4 lít nước, tuy nhiên, bạn nên đọc hướng dẫn trên bao bì trước. Chỉ cho thêm muối khi thay nước, không cho thêm thuốc khi cho thêm nước. [35]
-
2
-
3Xử lý toàn bộ bể cá. Cá mắc bệnh vẫn nên được cách ly, nhưng bạn nên xử lý cả bể cá. Bệnh này rất dễ lây.[38]
- Để tách riêng cá bị bệnh, bạn phải chuyển nó sang bể khác chứa nước sạch. Cả hai bể cần phải được xử lý.
5
Điều trị bệnh ich
-
1Nhận ra các đốm trắng khắp mình cá trông như muối. Ich là một loại ký sinh trùng gây ra các đốm trên mình cá. Bạn cũng cần để ý đến hiện tượng vây cá bị dính và trạng thái lờ đờ của cá. Cá cũng có thể bỏ ăn.[39]
-
2Thử tăng nhiệt độ nước để trị bệnh ich. Nếu bể cá lớn, bạn hãy thử tăng nhiệt độ trong nước lên 29,5 độ C để diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, bạn có thể vô tình tăng nhiệt độ quá cao làm chết cá nếu bể cá có kích thước nhỏ.[42]
-
3Thay nước và làm vệ sinh bể cá. Để điều trị bệnh ich, bạn nên thay nước. Ngoài, ra bạn cũng cần làm sạch bể như đã mô tả ở phần điều trị bệnh thối vây/đuôi và bệnh nhiễm nấm.[43] Với bể nhỏ hơn, bạn có thể vớt cá ra bể khác, rửa sạch bể và tăng nhiệt độ trong nước lên 29,5 độ C trước khi thả cá lại vào bể.[44]
-
4Xử lý nước. Nhớ cho muối và chất làm mềm nước vào bể trước khi thả cá trở lại. Bước này sẽ ngăn ngừa ký sinh trùng xâm nhập trở lại và tấn công cá.[45]
-
5
6
Điều trị bệnh lồi mắt
-
1
-
2Thay nước và rửa bể cá. Với bệnh lồi mắt ở cá, bạn cần cung cấp nước sạch cho cá như đã đề cập ở phần trước. Ngoài ra, bạn cũng cần phải làm vệ sinh bể.[51]
-
3Sử dụng ampicillin. Ampicillin có thể chữa được bệnh này nếu đó không phải là triệu chứng của một bệnh nặng hơn. Bạn cần thêm thuốc vào bể mỗi lần thay nước và rửa bể, thực hiện trong 3 ngày. Tiếp tục áp dụng chế độ này trong một tuần sau khi những triệu chứng không còn.[52]
Lời khuyên
- Cho cá chết nhân đạo cũng là một lựa chọn nếu bạn cho rằng con cá đang khổ sở vì đau đớn. Tuy nhiên bạn cần biết chắc là nó không chỉ bị bệnh vặt trước khi làm việc này!
- Đừng lo lắng nếu cá betta biến đổi màu sắc. Hiện tượng này được gọi là lên màu cẩm thạch và thường xuất hiện ở loài cá betta splendens. Sự biến đổi màu chỉ được xem là dấu hiệu của bệnh khi màu sắc của cá nhạt hơn màu trước kia (xảy ra đột ngột cùng một lúc, khác với sự thay đổi màu dần dần từng vùng khi cá lên màu cẩm thạch), cho thấy cá đang bị căng thẳng, hoặc khi đuôi cá bị cọ xơ và chóp đuôi chuyển thành màu đỏ hoặc đen do bệnh thối vây.
Cảnh báo
- Một số “triệu chứng” thực ra không phải là triệu chứng. Bộ dạng lờ đờ của cá có thể là do nước lạnh (không có máy sưởi) và hiện tượng vây bị tưa/rách có thể là do cá rỉa nhau hoặc bị vướng vào các vật sắc. Đừng vội dùng thuốc khi chỉ thấy một triệu chứng xuất hiện! Hãy xem xét cả các manh mối khác nữa.
- Cảnh giác với bệnh lao (Mycobacterium marinum). Bệnh này dễ lây, gây tử vong và có thể lây lan sang người.[53] Các triệu chứng ở cá: Lờ đờ, lồi mắt, biến dạng xương/cong cột sống. Các triệu chứng ở người: các khối u có dạng nang sưng to và đỏ, thường xuất hiện ở nơi vi khuẩn xâm nhập (ví dụ như vết thương hở). Nếu bạn cho rằng mình bị bệnh lao từ cá, hãy đến bác sĩ và nói rõ rằng bạn có nuôi cá để giúp bác sĩ khỏi chẩn đoán nhầm.
- Cá betta có thể mắc các bệnh khác không thể chữa khỏi. Ví dụ, phù nề là bệnh gây tử vong mà cá betta có thể mắc phải. Khi mắc bệnh này, bụng cá sẽ trương lên, và khi nhìn từ trên xuống, bạn sẽ thấy vẩy cá không sát vào mình cá mà dựng lên. Bạn không thể chữa bệnh này cho cá; tuy nhiên bạn cần tách riêng con cá bị bệnh nếu nhận thấy các dấu hiệu cảu bệnh.[54]