“Dragon” – Một thời đại mới trong thế giới betta “lấp-lánh”!
Victoria Parnell-Stark và Joep van Esch (cá hai tác giả đóng góp ngang nhau cho bài này) – http://www.bettas4all.nl/viewtopic.php?f=7&t=7766&sid=a26b74a9e06bd1d73467459e617495d1#.WapAqsgjGM9
Bài viết được đăng trên Flare (Tạp chí của IBC) – March/April 2009, Volume 42, No. 5.
Trong nhiều năm qua, cả hai tác giả đã làm việc miệt mài với cá metallic trong các chương trình lai tạo của mình. Trải nghiệm và suy nghĩ của họ về tính trạng metallic được thể hiện qua nhiều bài viết (“Copper/Gold” – 2003 [1], “Metallic và Masked” – 2005 [2], “Hiểu về di truyền metallic” – 2006 [3]). Cả hai tác giả quyết định hợp tác để chia sẻ trải nghiệm và suy nghĩ của mình trong bài “dragon” [betta rồng].
Rõ ràng là sự phát triển của metallic betta là xúc tác cho một cơn sốt “lấp-lánh” (“bling-bling”) đích thực những người chơi cá betta toàn cầu. Cá metallic ảnh hưởng lớn lao đến thú chơi betta và là lối mở (opened doors) với nhiều nhà lai tạo để phát triển những biến thể và kết hợp màu sắc mới. Tiếp theo metallic betta vốn tạo ra một dấu ấn nổi bật trong thú chơi betta, một biến thể mới đến ngay sau đó. Bề ngoài độc đáo của cái-gọi-là “dragon” betta được đặc điểm hóa bởi lớp metallic trắng/bạc đơn sắc, dày gần như áo giáp. “Dragon” chiếm hữu tâm trí của các nhà lai tạo betta trên toàn thế giới, gây ra cơn nghiện (hype) vốn được gọi một cách hài hước là “cơn sốt dragon”. Nhưng “dragon” chính xác là gì, chúng bắt nguồn từ đâu và chúng có thực sự khác với metallic của chúng ta không?
“Rồng” đỏ (red “dragon”) [4]
“Rồng” vàng (yellow “dragon”) [5]
“Rồng” cam (orange “dragon”) [6]
“Rồng” đen (black “dragon”) [7]
Nguồn gốc của “dragon” betta
Theo Pichet (Interfish breeder team – Thái Lan), những con “dragon” betta đầu tiên được tạo ra bằng việc sử dụng một “super” red plakat, một red copper plakat và Betta sp. mahachai [8]. Với một vài khó khăn, Betta sp. mahachai hoang dã được pha (cross) với red copper plakat với ý định duy trì các tính trạng Betta sp. mahachai ở bầy con. Rồi một cá đực non từ bầy này được pha với một super red plakat cái. Bước thứ ba là cản ngược (backcross) mẹ X con trai: con super red cái được cản với một trong số các con của nó theo một phương pháp thường được gọi là “lai dòng” (linebreeding). Mặc dù dạng thân (body shape) và vây của cá con không thật tốt và thậm chí một số chúng còn thể hiện dị tật (malformations) ở thân, nhưng màu đã xuất hiện và cặp dragon đầu tiên ra đời! Những con “dragon” đầu tiên được phát triển bởi Mr. Tea. “Rồng đỏ V1” được Interfish breeder team [đội các nhà lai tạo] trình bày với công chúng Thái trong số tháng 12 năm 2004 của một tạp chí có tên “Fancy Fish” [9].
Fancy Fish Magazine – Thailand [9]
“Rồng” đỏ nền sẫm (dark body) V1 [9]
Lớp ánh kim bóng loáng của “rồng” đỏ V1 [đời đầu] không phủ hết toàn thân và Mr. Somchat (Interfish breeder team – Thái Lan) là người đã dùng những con cá này để cải thiện màu sắc và dạng vây cho “rồng” đỏ V2 [đời hai]. Vào 2005, những con dragon đầu tiên được trưng bày tại [triển lãm] Aquarama bởi Interfish breeder team, cũng là những người lần đầu giới thiệu “rồng” đỏ với phần còn lại của thế giới. Tại thời điểm đó, nó vẫn là cá vây ngắn và mặc dù không rinh giải nào về nhà, nhiều nhà lai tạo châu Á đã bị ấn tượng bởi bề ngoài của nó.
“Rồng” đỏ nền nhạt (light body) V2 [7]
“Rồng” đỏ nền nhạt V2 [7]
Dòng “Armadillo”
Khoảng thời gian mà Interfish breeder team làm cả thế giới kinh ngạc với “dragon” betta mới của mình, một dòng cá có tên “Armadillo” đang được tạo ra tại Mỹ bởi Victoria Parnell-Stark ở Bettysplendens.com. Ý tưởng ban đầu về chúng bắt nguồn từ một quyển sách của Walt Maurus [10], mà trong đó ông đưa hình của một con betta trông rất độc đáo vốn là kết quả pha giữa Betta splendens với cá hoang dã, chẳng hạn như Betta imbellis. Con cá xinh đẹp này được gọi là “Neon” betta. Quyết định tạo ra hàng độc (anomaly), Victoria Parnell-Stark đặt mua nhiều cặp cá hoang dã từ Thái Lan trong một chuyến hàng bao gồm Betta imbellis cũng như Betta sp. mahachai. Với kết quả đã nói ở trên, các bầy pha Betta sp. mahachai không chỉ khó khăn mà còn thất thường, và chỉ sau vài lần thử và thất bại (trial and error) thì một bầy thành công giữa Betta sp. mahachai với Betta splendens xanh lục mới được ghi nhận. Tuy nhiên, cá con không bao giờ thật mạnh khỏe và mắn đẻ (prolific).
Có thành công nhiều đáng kể với bầy pha Betta splendens x Betta imbellis, và một số cá rất thú vị, nhiều ánh kim và masked bắt đầu xuất hiện. Đời đầu tiên té ra nhiều betta xanh lục/đỏ và đa sắc, một số với vảy nhiều ánh kim và mang sáng bóng. Những bầy lai tiếp theo mở rộng hiệu ứng, để trong vòng vài thế hệ, cá betta với ánh kim dày hơn và phủ đầy (fully masked) mặt bắt đầu xuất hiện. Dòng lai tạp Betta sp. mahachai x Betta splendens không tiến triển khả quan, vì vậy trước khi ảnh hưởng của chúng mất hẳn, chúng được ghép (absorbed) vào dòng lai tạp Betta splendens x Betta imbellis. Vào 2006, những con “Armadillo” betta đầu tiên được đăng bán, và chẳng mất bao lâu trước khi người hâm mộ betta nhận ra sự tương đồng giữa “Armadillo” và “dragon”. Hiển nhiên, nguồn gốc của chúng đi theo một công thức rất tương đồng, với những khác biệt (đặc biệt về màu sắc) có lẽ được qui cho mức độ ảnh hưởng của Imbellis lên “Armadillo”.
“Neon” betta, cá lai tạp Betta splendens x Betta imbellis [10]
“Armadillo” plakat [11]
“Dragon” – Trở về nguồn cội!
Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. mahachai một cách tự nhiên có mức độ ánh kim trên vảy nhiều hơn so với Betta splendens, mà có lẽ là một thích nghi với vùng nước đục ở địa bàn tự nhiên của chúng. Cả “dragon” lẫn “armadillo” như mô tả ở trên đều được đặc điểm hóa bằng lớp vảy ánh kim metallic dày vốn gần như áo giáp. Khi nhìn vào nguồn gốc của metallic và “dragon”, chúng ta thấy rất nhiều điểm chồng lấn (overlap). Việc pha betta thuần dưỡng với Betta imbellis cho ra metallic mà nó, đến lượt mình, cũng có một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của “dragon”. Nguồn gốc chung này gần như là lời giải thích cho sự tương đồng giữa metallic và “dragon” nhưng ở trường hợp sau, ảnh hưởng bổ sung của Betta sp. mahachai dường như là chìa khóa cho lớp vảy metallic dày, bóng như-áo giáp. Khi so sánh cá hoang dã Betta imbellis với Betta sp. mahachai, chúng ta có thể đã thấy lớp ánh kim ở loại sau dày và bóng hơn.
Betta splendens (hoang dã) [12]
Betta imbellis (hoang dã) [13]
Betta smaragdina (hoang dã) [14]
Betta sp. mahachai (hoang dã) [14]
Khi chúng ta lấy bốn (phân) loài này, về mặt lý thuyết những bầy pha sau đây có thể được thực hiện:
– Betta splendens x Betta imbellis
– Betta splendens x Betta smaragdina
– Betta splendens x Betta sp. mahachai
– Betta imbellis x Betta smaragdina
– Betta imbellis x Betta sp. mahachai
– Betta smaragdina x Betta sp. mahachai
Với ngoại lệ của các bầy pha Betta splendens x Betta imbellis, không có nhiều tài liệu được ghi nhận về việc những loài này có thể lai tạp với nhau (interbreed) mà không gặp vấn đề nào. Khi chúng ta nhìn vào nguồn gốc của “dragon” như được mô tả ở trên, theo Pichet thì không dễ để pha red copper betta x Betta sp. mahachai. Xin lưu ý rằng copper là một kiểu hình metallic vốn được tạo ra bằng cách pha giữa Betta splendens với Betta imbellis, tuy nhiên bao nhiêu thế hệ để con cá đặc biệt này được phân lập từ bầy lai tạp ban đầu là chưa biết. Đáng chú ý, Victoria Parnell-Stark cũng thông báo những khó khăn với việc lai tạp Betta splendens x Betta sp. mahachai. Trong cả hai trường hợp, dường như sự pha trộn giữa cả ba loài này là cần thiết để tạo ra và củng cố một dòng cá mạnh khỏe, giàu sức sống. Vậy tại sao, ở đâu mà một số bầy pha như thế này lại khó khăn? Đây chỉ là tình cờ hay có khả năng những loài nhất định đã tiến hóa tách biệt hơn với nhau? Có phải bề ngoài giống nhau giữa Betta imbellis và Betta splendens, và việc lai tạp với nhau dễ dàng có nghĩa rằng chúng tiến hóa gần nhau hơn so với Betta smaragdina và/hay Betta sp. mahachai? Dựa vào kiểu hình của chúng, Betta smaragdina và Betta sp. mahachai cũng thể hiện một số tương đồng, điều này có ám chỉ rằng chúng dễ lai tạp với nhau hơn nhiều so với Betta splendens và/hay Betta imbellis không?
Để ghi nhớ một số câu hỏi/lưu ý chưa được giải đáp khác liên quan đến chủ đề này là:
(1) Có quan trọng khi chúng ta sử dụng giới tính nào để lai tạp các loài không? Kết quả có khác khi chúng ta cản cá đực loài A với cá cái loài B hay ngược lại?
(2) Đời lai F1 của các bầy pha nói trên có sinh sản bình thường, và việc này có phụ thuộc vào giới tính không? Được biết, đời lai F1 của hai loài vốn xa nhau trên cây phả hệ có thể bị vô sinh. Điều này có bao gồm cho cả hai giới tính hay trong một số trường hợp có thể dùng cá đực lai hoặc cá cái lai để cản ngược về một trong hai loài được sử dụng trong bầy pha ban đầu?
(3) Lai tạp (hybridism) có thể hoạt động như “cầu nối” di truyền giữa hai loài khác biệt không? Ý tưởng của giả thuyết sau này là đời F1 của hai loài khác biệt có thể hoạt động như “cầu nối” di truyền cho việc lai tạp (interbreeding) giữa hai loài vốn tiến hóa xa nhau [trên thực tế, dragon betta đã được tạo ra theo kiểu lai bắc cầu: mahachai x red copper mà red copper là cá lai splendens x imbellis].
“Dragon” – Di truyền?
Chúng ta đều biết rằng những con metallic betta đầu tiên được tạo ra vào khoảng năm 2000. Mất khoảng 5 năm trước khi Dr. Leo Buss đăng tải hàng loạt bài viết vốn cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và nội tình hơn về cấu trúc gien (genetic make-up) của kiểu hình này [15-18]. Vào lúc này, khoảng thời gian tương tự đã trôi qua kể từ khi những con “dragon” đầu tiên được phát triển nhưng đến nay chẳng mấy điều được biết về cấu trúc gien và di truyền của kiểu hình này và do đó bỏ mặc chúng ta với một số câu hỏi chưa được giải đáp:
Gien nào quyết định kiểu hình “dragon”?
Chúng ta có thể thấy ngay rằng bề ngoài độc đáo của “dragon” rõ ràng ảnh hưởng đến lớp ánh kim. Đến nay, nhiều gien được đặc tính hóa vốn ảnh hưởng đến lớp ánh kim, chẳng hạn như các màu ánh kim truyền thống như xanh thép (blbl), xanh lục/xanh ngọc (BlBl) và xanh dương (Blbl), metallic hay tế bào ánh kim phản chiếu vàng (biến thể hoang dã của tế bào ánh kim vàng) [18] và gien lan tỏa ánh kim (Si) vốn chịu trách nhiệm cho sự gia tăng về mật độ và phân bố của màu ánh kim.
Vào năm 2007, Joep van Esch ở Bettaterritory.nl, thực hiện một số bầy pha thử nghiệm với “dragon” trong phòng nuôi cá của mình với mục đích tìm hiểu về cơ chế di truyền (heredity behaviour) của tính trạng này (xem phả hệ ở dưới). Sau khi pha một con “dragon” với một con metallic bình thường (BT171007A) anh thấy rằng tất cả cá con đều có màu copper. Cân nhắc thực tế rằng một kiểu hình copper (metallic đồng hợp xanh thép, blbl++) chỉ có thể xuất hiện khi cá con nhận được một alen xanh thép (bl) và một alen metallic (+) từ mỗi bên cha mẹ [3], điều này gợi ý rằng cả hai tính trạng có thể đóng vai trò quan trọng cho bề ngoài độc đáo ở kiểu hình “dragon”. Thú vị thay, lớp vảy metallic của bầy con dường như dày và đều hơn những gì được quan sát ở cá metallic bình thường. Đặc điểm này cũng được truyền qua hậu duệ khi một con “dragon” dị hợp (heterozygous) được pha với một con metallic dị hợp (BT271107). Việc pha giữa hai con metallic dị hợp cùng bầy (BT171007B) cho ra cá đồng hợp, dị hợp và non-metallic mà không có bề ngoài độc đáo vốn được thấy trước đó. Dĩ nhiên, chúng ta nên nhớ rằng những phát hiện này đơn thuần dựa trên quan sát vĩ mô (bằng mắt thường). Dẫu vậy, những bầy pha này chứng tỏ rằng tính trạng “dragon” là có tính di truyền và gợi ý rằng nó hành xử hoàn toàn trội bởi nó ảnh hưởng rõ rệt lên lớp ánh kim ở cá dị hợp.
Phả hệ “dragon” x metallic thử nghiệm bởi Joep van Esch
Theo các báo cáo lai tạo của Pichet và Victoria Parnell-Stark, việc lai xa cá metallic với Betta sp. Mahachai dường như là chìa khóa cho lớp vảy rồng metallic dày như áo giáp. Tiến sĩ Leo Buss thông báo rằng betta metallic thuần dưỡng và Betta imbellis hoang dã sở hữu lớp màu ánh kim vàng nhưng điều này có đúng với Betta smaragdina và Betta sp. Mahachai hay không hãy còn là điều chưa biết. Được biết có khả năng nhiều biến thể khác nhau của một gien nhất định (đa hình thái) có thể cùng tồn tạo ở một nhóm cá thể nhất định. Bởi vì Betta splendens, Betta imbellis, Betta smaragdina và Betta sp. Mahachai đều có chung tổ tiên, có khả năng những biến thể gien như vậy cùng tồn tại trong những loài này và rằng chúng được kết hợp lại với nhau thông qua việc lai tạp giữa các loài. Chính xác gien hay biến thể gien nào tạo ra bề ngoài độc đáo của cá betta “rồng” là một câu hỏi khó nếu chưa kiểm tra chính các tế bào sắc tố ở cấp độ hiển vi và thiết lập một chương trình lai tạo.
”Rồng” xanh có tồn tại?
Đặc điểm lớp metallic dày, trắng/bạc trên thân được phát hiện tiêu biểu ở “rồng” đỏ, vàng, cam, trắng và đen. Trong trường hợp “rồng” đỏ, vàng và cam, lớp này có thể thấy ở cả cá nền sẫm lẫn nền nhạt.
Thú vị thay, đến nay, đặc điểm lớp metallic trắng/bạc này chưa được thấy ở cá betta nền sẫm với màu ánh kim truyền thống (xanh thép, xanh lục và xanh dương) của thân và vây. Hình thể hiện một mẫu tưởng tượng về những gì mà tác giả muốn nói.
Trong trường hợp “dragon” nền sẫm với gốc ánh kim truyền thống, bề ngoài trắng/bạc dường như bị che phủ (masked) mặc dù dựa trên quan sát vĩ mô (bằng mắt thường) vảy của chúng dường như hoàn toàn khác với cá metallic bình thường nhờ dày (solid) hơn. Có những báo cáo về rồng đỏ và rồng đen với với tông xanh trên vảy của chúng nhưng cho đến nay, không con “rồng” xanh thực sự nào với lớp vảy trắng/bạc, dày điển hình từng được phát triển. Sẽ rất thú vị để coi xem có thể thu được một lớp metallic trắng/bạc, dày sau khi pha “rồng” xanh hay copper như mô tả ở trên với cá betta đỏ, vàng, cam hay đen.
Hình mẫu “rồng xanh” tưởng tượng [19]
“Rồng” xanh [20]
“Rồng” copper [20]
Có thể cản non-masked “dragon”?
Nhìn chung, kiểu hình “dragon” dường như liên quan đến lớp ánh kim bao phủ đầu, cái-gọi-là tính trạng “mask”. Được biết, các tính trạng mask và metallic được điều khiển bởi các gien riêng biệt và có thể hoạt động độc lập. Với ngoại lệ của một vài marble “dragon”, theo hiểu biết của chúng tôi đến nay chưa có con non-mask “dragon” nào từng được phát triển nhưng dĩ nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai.
Kết luận…
Mặc dù kiểu hình “dragon” được giới thiệu vào thú chơi của chúng ta khoảng 5 năm trước đây, khả năng của nó vẫn dường như vô hạn và các kết hợp màu sắc và hoa văn mới vẫn tiếp tục được phát triển. Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Vẫn chưa rõ chúng ta nên định nghĩa “dragon” đích thực như thế nào. Để giải đáp điều này thì nhiều nghiên cứu hơn nữa phải được thực hiện. Một khảo sát vi mô chi tiết về các tế bào sắc tố, như được thực hiện trước đây với tế bào ánh kim phản chiếu vàng [15-18], kết hợp với một chương trình lai tạo định sẵn, có thể cung cấp nhiều thông tin hơn về gien và/hay biến thể gien nào chịu trách nhiệm cho bề ngoài độc đáo và di truyền của kiểu hình “dragon”.
Chào mừng thời đại mới trong thế giới betta “lấp-lánh”!!
Biến thể “rồng” đỏ [21]
Ghi nhận:
Chúng tôi xin cảm ơn Dr. Leo Buss (USA), Stefan Psarakos (Australia) và Ursula Bosnjak (Austria) vì những đóng góp và phê bình của họ cho bài viết này.
Tham khảo/công nhận:
1. Parnell-Stark, V., “Copper gold”, 2003.
2. Parnell-Stark, V., “Metallics and Masks”, 2005.
3. van Esch, J.H.M., “Understanding metallic genetics”, 2006 and published in FLARE magazine, Vol. 41, No. 6., 2008.
4. Bred by Tada palakul (Smilebetta) – Thailand.
5. Bred by Sanya Ponpal (Interbettas) – Thailand.
6. Bred by Rung Keereelang (Banleangbettas), owned by Robi Iskandar (Robi2000) – Singapore.
7. Bred by Robi Iskandar (Robi2000) – Singapore.
8. Pichet (Interfish Breeder Team – Thailand), personal communication through email, 2008.
9. Fancy Fish Magazine, Thailand, Vol. 5, No. 50, 2008.
10. Maurus, W., “Bettas a complete introduction”, ISBN 0-86622-288-x, 1981.
11. Parnell-Stark, V. (USA) http://www.bettysplendens.com.
12. Panitvong, N., International Betta Congress (IBC) – Species Maintainance Program (SMP).
13. PIBK2005, Malaysia, 2006.
14. Bred by Vu Minh Chuong – Vietnam; http://www.bettasaigon.com.
15. Buss, Leo W., “Structural Color”, Bettas&More – FAMA, March 2005.
16. Buss, Leo W., “A ‘New’ Iridophore Color”, Bettas&More – FAMA, September 2005.
17. Buss, Leo W., “Inheritance of Metallic Trait”, Bettas&More – FAMA, November 2005.
18. Buss, Leo W., “Naming the new metallic gene”, Bettas&More – FAMA, March 2006.
19. Picture adapted by Joep van Esch, based on a non-metallic royal HM PK from BT161209.
20. Bred by Le Anh Tuan – Vietnam; http://www.bettasaigon.com.
21. Bred by Kiat Inthamu (Muangkhonbettas) – Thailand
Nguồn: www.bettaterritory.nl
================================
Ghi chú
Về vấn đề tên gọi, một con dragon betta điển hình thường là cá nhị sắc với màu vảy (trên thân) và màu nền (lộ ra ở vây) nên cách gọi đơn giản như rồng đen, rồng xanh… không thể hiện hết tất cả các biến thể trên thực tế.
*Vảy rồng: Màu trắng ở rồng đỏ gốc, về bản chất là Opaque Platinum (OpOpblblnm+); từ đó té ra đủ loại màu khác nhau như Opaque Copper (OpOpblbl++), Opaque Green (OpOpBlBl++), Opaque Turquoise (Blbl++, BlBlnm+) và Opaque Teal (OpOpBlbl++). Các màu sau rất khó xác định kiểu gien nên gọi chung là “turquoise”. Dường như khi thiếu vắng yếu tố metallic, vảy sẽ mất đi hiệu ứng “hạt bắp” (có lẽ do bị Opaque lấn át) và không còn được coi là vảy rồng đúng nghĩa nữa. Tương tự, khi thiếu vắng yếu tố opaque, vảy sẽ mất đi hiệu ứng “phấn” và không còn được coi là vảy rồng đúng nghĩa nữa (nhưng vẫn được ghi nhận trong bài). Như vậy, rất nhiều cái gọi là “dragon betta” sẽ không còn được coi là rồng đích thực xét theo quan điểm ở đây.
*Màu vây: bao gồm tất cả các dạng màu thực tế như xanh, đỏ, cam, vàng, đen, trắng, bướm, marble.
Bởi vì rồng đỏ gốc là con betta đỏ với vảy rồng, kiểu hình là vây đỏ, thân trắng nên chúng ta có thể phát triển thành quy ước gọi tên như sau: màu vây/màu vảy (ngược lại với quy ước phân loại cá nhị sắc của IBC vốn dựa vào màu thân).
Theo quy ước này:
Màu đỏ gồm:
red/white (OpOpblblnm+, red dragon, rồng đỏ)
red/green
red/copper (OpOpblbl++)
red/”turquoise”
red/1-Op turquoise
red/heterozygous opaque gray (Opopblblnm+)
red/heterozygous opaque turquoise3 (OpopBlblnm+)
red/heterozygous opaque copper (Opopblbl++)
Màu vàng gồm:
yellow/white (yellow dragon, MG dragon, rồng vàng)
yellow/green (green MG dragon)
yellow/”turquoise” (turquoise MG dragon)
yellow/1-Op “turquoise” (turquoise MG dragon)
yellow/copper (copper MG dragon)
Màu cam gồm:
orange/white (orange dragon, rồng cam)
orange/green
orange/”turquoise”
orange/copper
Màu đen gồm:
black/white (balck dragon, rồng đen)
black/green
black/”turquoise”
black/copper
Màu ngoại lệ (không theo quy ước màu ở trên):
Màu thân có xu hướng lan rộng bao phủ lên vây. Nếu cứ lai tạo theo hướng đó thì sau cùng chúng ta sẽ có một con rồng đơn sắc.
White dragon hay rồng trắng gồm rồng trắng nền đen và rồng trắng nền pastel (thường té ra từ bầy rồng marble hay người ta chủ động cản với Pastel để xóa đen)
Green dragon
Turquoise dragon
Copper dragon hay rồng copper (full copper, 1-Op)
Marble dragon hay rồng marble thường té ra từ bầy rồng có máu marble, chẳng hạn như con rồng pastel này. Yếu tố dragon tức vảy trắng, dày hiện diện ở hầu hết các dòng nền-marble hiện đại như Fancy, Candy, Galaxy, Samurai… nhưng trong bài này, chúng ta chỉ giới hạn với những cá thể mà yếu tố dragon chiếm ưu thế.
Gold dragon?
Butterfly dragon?
Quy ước này duy trì những tên gọi cũ và dung nạp thêm những biến thể cá rồng khác (vốn không biết gọi tên như thế nào). Lưu ý rằng, theo quy ước này (và cũng phù hợp với bài viết kèm minh họa của các tác giả trên) cá “rồng xanh” đúng nghĩa phải có vây xanh và vảy trắng. Cá như vậy không bao giờ xuất hiện do yếu tố di truyền! Như vậy, tất cả những con cá rồng “vảy xanh” vốn trước đây được gọi là “rồng xanh”, nếu có hai màu thì có thể điều chỉnh lại theo quy ước đặt tên màu vây/màu vảy còn nếu có một màu duy nhất thì có thể gọi theo bảng màu ngoại lệ ở trên.
nguồn Diendancacanh