Cách chăm sóc cá bột Betta
CÁCH CHĂM SÓC CÁ BỘT BETTA
‘Đối với nhiều người nuôi Betta, ngòai việc sở hữu cho mình 1 cặp cá (hoặc 1 dòng cá) ưng ý thì việc lai tạo được chúng thì còn gì sung sướng hơn. Nhưng hầu hết tất cả đều có vấn đề khi cá đẻ trứng… đó chính là việc sau khi trứng nở, cá con dần biến mất hay lớn lên trở thành những con cá xấu xí, không xứng công người nuôi bỏ ra…’
Vâng!!! Có rất nhiều sách báo, tài liệu, website hướng dẫn cho các bạn chăm sóc cá Betta nở trứng nhưng lại không chú trọng đến việc nuôi cá con cho đến khi cứng cáp, trở thành những chú Betta trưởng thành với bộ vây thướt tha.
Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được phun lên tổ bọt, nhìn thấy cá mái nằm 1 góc và bụng xẹp lép thì lúc đó nên vớt cá mái ra. Khi cá con nở, khoảng được 3-4 ngày thì bạn nên vớt cá trống ra (nếu bạn không muốn cá con thành món mồi cho cá trống).
Trong vài ngày đầu, cá con chỉ thể ăn loài thuộc lớp trùng mao (trùng cỏ). Bạn nên cho cá con ăn khi cá đã bơi ngang. Lưu ý phải che kín hồ, chỉ cần chừa vài lỗ nhỏ để thở (vì dể có bụi bẩn, muỗi bay vào đẻ trứng) điều đó không hề tốt cho cá con của bạn.
Khi cá con được một tuần tuổi thì bạn nên cho chúng ăn atemia (ấu trùng tôm nước mặn). Chỉ sau 1 vài lần làm quen, cá con sẽ nhanh chúng nuốt lấy loại thức ăn này. Khi cá đã ăn, phần bụng chúng sẽ béo lên và có màu hồng, điều này có nghĩa cá của bạn đang lớn. Mới đầu bạn nên cho cá ăn 1 ít sau đó tăng dần lên.
Khoảng được 2 tuần bạn nên bắt đầy hé miếng che hồ từ từ để thông hơi và phải quan sát, không được mở miệng che hồ quá nhanh hay quá rộng. Điều này khiến nước lưu thông mạnh (gió thổi vào), không tốt cho cá con.
Khi cá được 4~5 tuần tuổi, bạn có thể vớt cá ra một hồ khác. Một thể tích khoảng 4~5 lít có thể chừng 25 con Betta, điều này giúp cá của bạn mau phát triển.
Khi cá được 2,5~3 tháng, thì những con trống không thể sống chung được với một hồ nhiều cá như vậy vì có thể ảnh hưởng đến đuôi và vây của chúng.
Vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị những hủ nhựa để tách bầy. Bạn có thề tách cá trống ra riêng, khi cá trống được đưa hũ riêng thì chúng sẽ phát triển nhanh 1 cách đặc biệt.
Chú ý: Cách để phân biệt cá trống và mái để tách bầy:
1. Dấu hịêu đầu tiên là màu cá trống trở nên đậm hơn, chúng hay xòe vây để uy hiếp những con cá khác.
2. Vây hậu môn của chúng trở nên nhọn hơn ở phía sau và dài hơn so với vây của cá mái.
3. Vây bụng to bản và dày hơn.
Nên thay nước trong hũ nuôi 4 ngày 1 lần (nếu có điều kiện), hoặc 1 tuần 1 lần, hút chất cặn bã trong hủ thường xuyên để cá của bạn khỏe mạnh. Và hủ nuôi của bạn phải thật sạch sẽ để duy trì sức khỏe cho cá.
Chúc các bạn thành công!!!